Top 10 kem chống nắng nâng tone cho da dầu được tìm mua nhiều hiện nay
Theo chuyên trang quân sự The War Zone, truyền thông Algeria tiết lộ các phi công Algeria đang được huấn luyện tại Nga để có thể tiêm kích và Algeria có thể nhận được những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vào cuối năm nay. Giá trị đơn hàng và số lượng tiêm kích chuyển giao không được tiết lộ. Tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport của Nga hôm 10.2 cho biết một đối tác nước ngoài sẽ nhận tiêm kích Su-57 trong năm nay. Chiếc tiêm kích thế hệ 5 của Nga cũng được giới thiệu tại triển lãm hàng không Ấn Độ diễn ra từ đầu tuần này. Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin sẽ xuất khẩu Su-57 cho Algeria.Một số nguồn tin cho hay Algeria có thể nhận 6 chiếc Su-57 đầu tiên, song thông tin này chưa được xác thực. Trong khi đó, tốc độ sản xuất loại máy bay này cũng bị đặt dấu hỏi. Không quân Nga nhận ít nhất 6 chiếc Su-57 vào năm 2022, hơn 10 chiếc vào năm 2023 và chỉ khoảng 2 hoặc 3 chiếc vào năm ngoái, theo The War Zone. Các lệnh cấm vận Nga cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất Su-57.Phiên bản xuất khẩu Su-57E được giới quân sự dự báo sẽ cắt giảm một số công nghệ, song mẫu phi cơ này nếu được trang bị cho Không quân Algeria thì vẫn sẽ trở thành sự bổ sung đáng chú ý khi so sánh với không quân các nước láng giềng châu Phi. Algeria cũng đang có trong biên chế các phi cơ của Nga như Su-30MKA, MiG-29, Su-24MK2, các trực thăng Mi-24 và Mi-28.Theo tài liệu của quân đội Nga, Su-57 có khả năng bay “gấp đôi tốc độ âm thanh” (tương đương 2.500 km/giờ), trần bay 20 km và bay được gần 3.000 km trước khi phải tiếp nhiên liệu, Newsweek cho hay.Chiếc tiêm kích còn được biết đến như “kho vũ khí trên không” khi có thể trang bị nhiều loại vũ khí phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Su-57 có thể mang tên lửa không đối không R-77M có tầm bắn gần 200 km, bom, tên lửa đối đất (như Kh-69) hoặc tên lửa chống hạm. Tải trọng vũ khí của Su-57 lên đến 14 - 16 tấn, nhiều hơn so với các loại máy bay đối thủ nhờ thiết kế sử dụng vật liệu composite.Học trò Ngọc Sơn hát 'Dạ cổ hoài lang' khiến Mỹ Hạnh, Ngọc Ánh nổi da gà
Bên cạnh việc mặc quần áo kín đáo, lịch sự thì Cúc cho biết thêm thường sẽ hẹn bạn đi cùng 1 chuyến xe. “Ở quê mình có nhiều bạn bè cũng học tại TP.HCM nên hẹn đi chung. Đi cùng người quen vẫn hơn, vừa đỡ buồn, nếu gặp chuyện gì cũng có thể giúp đỡ nhau”, Cúc nói.
'Mưa tim' cho du học sinh từng thuộc diện xóa đói giảm nghèo
Báo cáo về kết quả kinh doanh Tết Ất Tỵ, ông Lê Trường Sơn - Phó tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op - cho biết trong 8 tuần kinh doanh Tết, toàn hệ thống phân phối của Saigon Co.op bao gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers, Finelife, Sense City, SenseMarket đã đón tiếp hơn 100 triệu lượt khách đến tham quan và mua sắm với doanh số cán mức gần 7.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, mùa kinh doanh Tết năm nay cũng ghi nhận sự tăng trưởng của kênh mua sắm trực tuyến Co.op Online, đạt 120% so với kế hoạch đặt ra. Giỏ quà Tết được Saigon Co.op phân phối ra thị trường thông qua 800 điểm bán trực tiếp và chương trình "Gắn kết tình thân - Tết xa thêm gần" trên kênh mua sắm trực tuyến, đã có mức doanh số vượt xa kỳ vọng, đạt 120%.Song song đó, Tết Ất Tỵ 2025, Saigon Co.op tổ chức gần 200 chuyến bán hàng lưu động đưa hàng bình ổn giá đến phục vụ các khu công nghiệp - khu chế xuất và vùng sâu vùng xa. Saigon Co.op phối hợp cùng các cơ quan ban ngành đoàn thể mang Tết đến với các chiến sĩ Lữ đoàn vùng 4 hải quân Cam Ranh trong chương trình "Mang yêu thương về biển đảo"; cùng TƯ Hội Chữ thập đỏ tổ chức "Chợ Tết 0 đồng" tặng hơn 8.000 phần quà Tết cho các gia đình chính sách với kinh phí hơn 2,8 tỉ đồng. "Chuyến xe hạnh phúc lần 3" lăn bánh trước thời khắc giao thừa, đưa 900 người lao động từ TP.HCM và Hà Nội về quê đón Tết tại 30 tỉnh thành trên toàn quốc. Saigon Co.op tích cực thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa: thăm và tặng quà đến các mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ các chương trình Tết của cơ quan ban ngành đoàn thể và các tổ chức từ thiện xã hội…Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM gửi lời chúc Tết đến tập thể, cán bộ nhân viên Saigon Co.op. Ông Phương đánh giá cao kết quả kinh doanh của Saigon Co.op mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, đây cũng là tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông Phương gửi lời chúc Saigon Co.op đạt được nhiều thành công trong năm mới.Vui lòng quét QR code để trải nghiệm:
Sau 3 tuần thi đấu sôi nổi, sáng 25.11, giải bóng đá các cơ quan T.Ư mở rộng tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân lần thứ 24 năm 2023 đã khép lại với chức vô địch thuộc về đội Vietnam Airlines.
ACB dành 6.000 tỉ đồng cho vay lãi suất từ 7,5%/năm
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.